Quyền lợi
Bảo hiểm sản phẩm bị ô nhiễm được thiết kế đặc biệt cho các nhà sản xuất sản phẩm dùng cho con người như nhà sản xuất và nhà bán lẻ thực phẩm và đồ uống, dược phẩm và mỹ phẩm.
Ngày nay, tần suất và mức độ nghiêm trọng của việc thu hồi sản phẩm đã tăng lên do khối lượng tiêu dùng lớn hơn, hệ thống quy định, lạm phát và chuỗi cung ứng phức tạp. Việc thu hồi công khai có thể gây tổn hại đến danh tiếng của công ty, ảnh hưởng đến doanh số bán hàng. Mặc dù các nhà sản xuất đầu tư vào việc đảm bảo chất lượng nhưng rủi ro này vẫn luôn hiện hữu.
Bảo hiểm sản phẩm bị ô nhiễm có thể cung cấp hỗ trợ quản lý khủng hoảng và bảo vệ doanh nghiệp trước tổn thất tài chính, bao gồm chi phí khử nhiễm và thiệt hại về danh tiếng thương hiệu.
Phạm vi bảo hiểm bao gồm bốn thành phần chính (Lưu ý các phiên bản Quy tắc bảo hiểm khác nhau sẽ có định nghĩa khác nhau):
- Ô nhiễm ngẫu nhiên: sự nhiễm bẩn vô ý, sai sót về dán nhãn hoặc đóng gói của (các) sản phẩm được bảo hiểm xảy ra trong hoặc là kết quả trực tiếp của quá trình sản xuất, chuẩn bị, chế tạo, đóng gói hoặc phân phối sản phẩm đó.
- Sản phẩm độc hại: bất kỳ sự thay đổi hoặc làm nhiễm bẩn thực tế hoặc cố ý, có ác ý và sai trái nào đối với (các) sản phẩm được bảo hiểm khiến sản phẩm được bảo hiểm không phù hợp hoặc nguy hiểm cho mục đích sử dụng hoặc tiêu dùng dự kiến, cho dù có phải do nhân viên của Người được bảo hiểm thực hiện hay không.
- Tống tiền sản phẩm:bất kỳ mối đe dọa nào hoặc hàng loạt mối đe dọa liên quan đến việc giả mạo sản phẩm độc hại đối với (các) sản phẩm được bảo hiểm.
- Yêu cầu thu hồi sản phẩm từ cơ quan chức năng: Thực phẩm hoặc sản phẩm có thể bị thu hồi khi nó có thể gây ra rủi ro về an toàn và sức khỏe cộng đồng cho người tiêu dùng.
Chi phí/phí nào được chi trả?
- Chi phí trước khi thu hồi sản phẩm
- Chi phí thu hồi
- Chi phí thu hồi của bên thứ ba
- Người được bảo hiểm bị mất lợi nhuận gộp
- Chi phí làm việc tăng
- Chi phí phục hồi chức năng
- Tống tiền sản phẩm
- Phí ứng phó khủng hoảng
- Công khai bất lợi